ga-chong-thamsalegiatottrungtamthuoc

Shop

Home > Tư vấn thiết kế > THIẾT KẾ QUÁN CAFE (Những chuẩn bị để mở quán cafe kem)

Những chuẩn bị để mở quán cafe kem


Mở quán cà phê - kem bạn cần chuẩn bị gì?
 

Bạn đang có một số vốn nhàn rỗi và yêu thích mở một quán cà phê - kem để kinh doanh nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào? Mở quán cà phê- kem cần gì? Việc kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng, và setup một quán cà phê tuy nhỏ nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.

Để không đi vào vết xe đổ của những người đã thật bại trên con đường kinh doanh cà phê, Chúng tôi sẻ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mở quán cà phê thực tế nhất, giúp bạn định hình được ý tưởng cho cà phê - kem của mình nhé!

Để bắt đầu một quán cà phê, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải vạch ra cho mình một bảng kế hoạch hoàn chỉnh, đây là bước định hướng sự phát triển xuyên suốt của quán sau này.

1. Am hiểu kiến thức pha chế 

 Am hiểu kiến thức pha chế sâu và rộng là yếu tố vô cùng quan trọng cho những ai mới bước vào lĩnh vực pha chế, đặc biệt là kinh doanh về mảng chuyên cà phê - kem thì kiến thức quản lý cũng như kỹ năng, thao tác phải và công thức pha chế đều phải nằm lòng thì mới có thể tạo nên phong vị riêng biệt cho quán, điều đó cũng gây một ấn tượng khó quên cho thực khách mỗi khi ghé quán cà phê - kem của bạn để nhâm nhi và thư giãn.

2. Vốn đầu tư

Khi có ý định mở quán cafe bạn phải xác định vốn của bạn chính xác là bao nhiêu ( bao gồm vốn cố định và vốn lưu động )? có thể là 100 triệu, 200, 300 triệu… Nguồn vốn huy động từ đâu? Từ bản thân, cổ đông với bạn bè, gia đình hoặc người thân khác.

Sau khi đã xác định con số vốn chính xác, thì đến giai đoạn xác định vốn đầu tư cơ bản vào quán: gồm 2 phần:

 - Chi phí cơ sở: Chi phí cọc mặt bằng, chi phí thiết kế quán cafe và thi công quán, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công…

 -  Chi phí duy trì: Chi phí này rất quan trọng, vì những tháng đầu mới khai trương cần PR cho quán, thu hút khách hàng, chi phí các hóa đơn hàng tháng như: chi phí mặt bằng, điện, nước, internet, điện thoại, nhân viên, thức uống, lương thực, thực phẩm, quà tặng khuyến mãi.

     Ví dụ bạn có 200 triệu, bạn nên đầu tư 100 triệu vào chi phí cơ sở, còn 100 triệu vào chi phí duy trì, tuyệt đối đừng làm hao hụt chi phí duy trì, nếu không bạn sẽ khó khăn rất nhiều trong thời gian đầu.

3. Định hình phong cách quán

Phong cách quán cafe là yếu tố quan trọng mang đến thành công của quán. Chẳng hạn bạn muốn quán cafe của mình mang phong cách lạ, mới và độc như cafe toliet (cà phê bồn cầu), cafe âm nhạc hay cafe dành cho teen…Vì vậy bạn phải bàn bạc và thỏa thuận mong muốn của minh với kiến trúc sư thiết kế và thi công ngay từ đầu để thiết kế và hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu chuẩn bị đi tìm địa điểm để mở quán, bạn không nên nghĩ đến 2 loại quán là cà phê vườn và cà phê thưởng thức. Cà phê vườn tuy vốn ban đầu không lớn nhưng nếu không phải là tài sản sẵn có thì bạn hãy nghĩ đến số tiền khổng lồ khi đi thuê mặt bằng.

Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh cà phê chuyên biệt. Loại quán này cần thời gian dài để kiếm một thương hiệu, hơn nữa vốn ban đầu lên tới cả trăm triệu để học được kỹ thuật pha chế cà phê rang xay, mua máy xay, rang, dụng cụ pha chế, ly tách chuyên dụng…

⇒ Và còn nhiều loại hình quán cafe độc đáo, sang trọng chỉ có thietkequancafedep.com.vn

4. Kế hoạch mua dụng cụ nơi uy tín

      Khi đã định hình được phong cách quán và số vốn hiện có, bạn tiếp tục nghiên cứu thị trường chuyên cung cấp dụng cụ,máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành pha chế cà phê - kem để có thể hợp tác lâu dài. Đây cũng là cách góp phần giảm chi phí mua nguyên vật liệu cho nghề pha chế vô cùng hiệu quả.

     Giới thiệu với mọi người địa chỉ bán dụng cụ bếp bánh giá cực kì rẻ và hấp dẫn với hàng loạt những sản phẩm chưa hề xuất hiện trên thị trường Việt thì nơi đây có cung cấp đầy đủ với số lượng lớn và nhỏ.

5. Lựa chọn địa điểm 

   Địa điểm của quán cà phê là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kin doanh cà phê - kem. Do đó bạn phải lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh và phong cách của quán cà phê.

     - Quán cà phê Bar: Bạn cần lựa chọn một địa điểm kinh doanh gần trung tâm, có mức sống cao và mật độ dân cư đông đúc, nhộn nhịp.

     - Quán cà phê văn phòng: Một quán cà phê văn phòng cần chọn một mặt bằng gần các trung tâm hành chính.

  Một số quán cà phê khác như cà phê sinh viên, cà phê cóc dành cho các tầng lớp bình dân chỉ cần một mặt bằng rộng vừa phải với các dòng nhặc thị trường, không cần quá nổi bật, thường được mở xung quanh các khu công nghiệp và các khu dân cư.

  Bạn cần đánh giá kỹ càng tình hình dân cư , giao thông, khách vãng lai ở khu vực bạn chọn để mở quán cà phê - kem....Hơn thế nữa bạn cũng cần lưu ý hướng quay các cửa ra vào (mang chút phong thủy)  để mang đến nhiều may mắn hơn cho quán cà phê bạn nhé!

 Gọi cho chúng tôi để được: Khảo sát mặt bằng, tư vấn thiết kế miễn phí

 0901 38 46 38

6. Khảo sát thị hiếu sở thích khách hàng để lên thực đơn

   Khi mở quán cà phê, bạn cũng cần nắm bắt được tình hình chung của những dòng nước uống, cà phê được đông đảo mọi người hưởng ứng và thích thú để đưa lên thực đơn menu, với sự đa dạng của những dòng thức uống mới, hiện đại sẽ chính là yếu tố quan trọng để lôi kéo đông đảo thực khách tìm đến quán của bạn.

7. Kỹ năng quản lý quán cà phê - kem

a) Tổ Chức Nhân Sự

- Xác định được mô hình kinh doanh
- Xây dựng Drinhk List (Danh mục thức uống)
- Xây dựng chế độ và ca kíp làm việc
- Định biên nhân sự cho quầy Bar
- Xác lập các yêu cầu và tiêu chí tuyển dụng nhân sự
- Thiết lập các qui trình làm việc của quầy Bar
- Nội qui làm việc của nhân viên quầy Bar
- Mô tả công việc của từng vị trí làm việc trong quầy Bar


b) Tổ Chức Sắp Xếp Quầy Bar

- Dựa vào Drink list của mô hình kinh doanh mà có sự sắp xếp và bố trí quầy Bar cho hợp lý
- Thiết kế quầy Bar theo các tiêu chí và bố trí trang thiết bị trong quầy Bar
- Lập danh mục trang thiết bị và công cụ dụng cụ cần thiết cho hoạt động của quầy Bar
- Lên sơ đồ bố trí sắp xếp các dụng cụ và trang thiết bị trong Bar


c) Kỹ năng quản lý nhân sự

- Giám sát, quản lý và hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình
- Phân công công việc và trách nhiệm cho từng vị trí làm việc trong quầy Bar
- Nắm bắt các ưu điểm và khuyết điểm của từng nhân viên để khai thác và khắc phục
- Đặt ra các tiêu chí làm việc và hướng dẫn nhân viên thực hiện việc tiết kiệm, tránh lãng phí

 

d)  Kỹ năng nghiệp vụ

- Lập kế hoạch hướng dẫn nghiệp cho từng vị trí làm việc cụ thể trong khu vực Bar
- Thiết lập các định lượng cho từng loại thức uống có trong Drinhk List của cơ sở kinh doanh
- Định giá vốn cho từng sản phẩm của mình và đề xuất giá bán
- Lập tiêu chuẩn cho từng loại thức uống, đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm trong suốt quá trình kinh doanh của cơ sở.
- Hướng dẫn kỹ năng pha chế cho nhân viên phụ trách
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện các qui trình làm việc của quầy Bar


e) Kỹ năng quản lý

- Sắp xếp và bố trí công cụ dụng cụ & các trang thiết bị trong quầy Bar một cách khoa học
- Hướng dẫn nhân viên qui trình giao nhận, cấp phát hàng hoá theo đúng qui định
- Qui định thời gian pha chế của từng loại thức uống trong quầy Bar
- Giám sát và kiểm soát việc thực hiện các định lượng trong pha chế
- Thiết lập chế độ báo cáo bán hàng theo từng loại sản phẩm
- Kiểm tra hàng hoá theo qui trình kế toán.


8. Lập kế hoạch quảng bá quán cà phê

     Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong kế hoạch setup quán cafe. Đó là việc bạn xây dựng thương hiệu của mình trên các kênh thông tin truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Bạn có thể sử dụng kiểu tiếp thị truyền thống, marketing online hoặc kết hợp cả hai cách trên.

Xem thêmKinh nghiệm mở quán cafe quy mô nhỏ

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Công ty CP Tư Vấn Thiết Kế, Thương Mại Vật Tư Sài Gòn 

ĐC: 50/35 Phan Văn Hớn, p. Tân Thới Nhất, q. 12, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0901 38 46 38

Zalo/Viber: 0913 110 277

Website: thietkequancafedep.com.vn

Email: datsaiit@gmail.com

Giờ mở cửa: thứ 2- thứ 7 từ 8h – 17h30

Reviews

Your rating